Keo silicone là loại keo phổ biến được dùng để trám trét, che lấp hoặc, xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình xây dựng. Trên thị trường, ta có thể tìm thấy đủ loại keo silicone với xuất xứ ở khắp nơi như Đức, Úc, Nhật, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái lan, Trung Quốc, …
Vậy cách chọn keo silicone dựa trên những tiêu chí nào? Để trả lời câu hỏi này mời bạn tham khảo bài viết sau:
Chọn Keo Silicone Cần Lưu Ý Những Gì?
Để chọn ra loại keo silicone phù hợp bạn cần căn cứ vào những tiêu chí sau:
1. Mục đích sử dụng
Hiện nay trên thị trường có hai dòng keo silicone chính đó là acid và trung tính. Mỗi dòng keo silicone mang lại những đặc tính khác biệt trong thi công. Thế nên, đầu tiên bạn cần xem xét mục đích sử dụng keo của mình là gì.
Nếu cần thi công trên bề mặt nhôm kính và tránh ăn mòn các bề mặt ứng dụng keo, thì keo acid sẽ thích hợp nhất. Còn nếu trong trường hợp sử dụng cho bề mặt dễ bị axit ăn mòn như sắt, thép, đồng, bê-tông thì nên sử dụng keo trung tính.
2. Nguồn Gốc Xuất Xứ Phải Rõ Ràng
Ngày nay, quá trình sản xuất ra thành phẩm là tương tự nhau, chỉ khác ở chất lượng và nguyên liệu được dùng trong sản xuất. Do vậy cái bạn cần quan tâm đó chính là nguồn gốc xuất xứ từ nhà sản xuất nào.
Lấy ví dụ một nhà sản xuất có tiếng từ lâu đời đó là Wacker Silicone. Công ty với hơn 100 năm kinh nghiệm về silicone đến từ Đức. Mỗi sản phẩm Wacker đưa ra đều đảm bảo về chất lượng, độ tinh khiết của nguyên liệu.
3. Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Keo Silicone
Đánh giá keo silicone tốt hay không, phụ thuộc lớn vào chất keo của nó. Keo đạt chuẩn cần đạt:
+ Không nên quá trong hay quá đục:
Vì keo trong nhiều là do nhà sản xuất đã sử dụng quá lượng dung môi cần thiết. Điều này dẫn tới keo dễ bị co ngót khi khô. Dung môi có thành phần bay hơi sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người sử dụng trong phòng kín.
Còn keo quá đục là do nguyên liệu có lẫn nhiều tạp chất, không tinh khiết. Điều này khiến keo có tuổi thọ không cao, bị bạc màu, giòn vỡ sau một thời gian thi công.
+ Không nên quá lỏng hay quá đặc:
Nếu lỏng là do dung môi được thêm vào quá nhiều. Còn đặc là do thiếu dung môi sẽ gây ra nhiều khó khăn khi thi công.
Keo có độ đậm đặc vừa phải, đạt chuẩn mới có thể thi công và cho hiệu quả tối đa về kết dính.
4. Tiêu chí kỹ thuật
+ Độ bám dính của keo (adhesion): Bạn cần xét đến khả năng bám dính của loại keo silicone đó, thông thường độ bám dính này sẽ được tính toán dựa trên lực tác dụng trên một đơn vị diện tích để kéo đứt mối nối keo.
+ Độ giãn dài của keo (elongation %): Thông thường bạn nên chọn loại keo có độ giãn rơi vào khoảng 300 – 550% với độ xê dịch mối nối tối đa là 25% là tốt nhất.
+ Độ cứng của keo (hardness shore A): Độ cứng A của keo nên trong khoảng 25 – 35 là tốt nhất, bởi vì nếu keo quá cứng là do có nhiều chất đột (ví dụ bột đá CaCO3) còn quá mềm là do chứa quá nhiều dung môi.
+ Bao bì đóng gói: Sản phẩm cần được đóng đúng quy cách bằng nhựa HDPE dẻo, không quá cứng , điều này sẽ giúp thời gian bảo quản keo kéo dài hơn.
+ Chọn loại keo không bị hòa tan, ăn mòn, ố màu và chịu nhiệt tốt.
Công Ty Cổ Phần Ngôi Nhà Quốc Tế – Inter House là đơn vị phân phối, bán lẻ keo silicone hính hãng Wacker hàng đầu Việt Nam với mức giá rẻ nhất thị trường. Liên hệ ngay với chúng tôi khi có nhu cầu mua keo dán nhé!
Hy vọng cách chọn keo silicone mà Wacker Silicone mang tới ngày hôm nay hữu ích cho bạn.